image banner
PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM TRONG CƠ SỞ KHÁM, ĐIỀU TRỊ
Hiện nay, các loại dịch bệnh truyền nhiễm đang diễn biến phức tạp ngoài cộng đồng, nhất là các dịch bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Nhận định nguy cơ dịch bệnh truyền nhiễm có thể lây lan và bùng phát trong các cơ sở khám, điều trị bệnh, vì vậy Sở Y tế Cà Mau đã tổ chức các đoàn đến kiểm tra, đôn đốc việc tăng cường các giải pháp phòng, chống dịch bệnh và phòng lây nhiễm chéo.

PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM TRONG CƠ SỞ KHÁM, ĐIỀU TRỊ

 

Bài và ảnh: Minh Khang

 

Hiện nay, các loại dịch bệnh truyền nhiễm đang diễn biến phức tạp ngoài cộng đồng, nhất là các dịch bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Nhận định nguy cơ dịch bệnh truyền nhiễm có thể lây lan và bùng phát trong các cơ sở khám, điều trị bệnh, vì vậy Sở Y tế Cà Mau đã tổ chức các đoàn đến kiểm tra, đôn đốc việc tăng cường các giải pháp phòng, chống dịch bệnh và phòng lây nhiễm chéo.

Sở Y tế đến kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại Trung tâm Y tế huyện Ngọc Hiển

Qua kiểm tra thực tế tại các huyện, thành phố Cà Mau, lãnh đạo Sở Y tế chỉ đạo các cơ sở khám, điều trị bệnh phối hợp với Trung tâm Y tế thực hiện công tác xử lý môi trường, khử khuẩn khuôn viên, khu vực khám, cách ly và điều trị bệnh. Đẩy mạnh việc tập huấn cập nhật kiến thức phòng, chống dịch bệnh cho nhân viên y tế, đảm bảo sẵn sàng cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc, hóa chất phục vụ công tác phòng, chống dịch và phòng tránh lây nhiễm chéo. Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ Trần Quang Khóa, Phó Giám đốc Sở Y tế Cà Mau cho biết “Sở Y tế chỉ đạo các cơ sở khám, chiều trị bệnh chuẩn bị sẵn sàng cơ số thuốc, dịch truyền hóa chất xét nghiệm phục vụ công tác điều trị cho bệnh nhân. Chỉ đạo các cơ sở khám, điều trị lập các quy trình tiếp nhận các bệnh truyền nhiễm để tránh lây nhiễm chéo, đặc biệt là tấc khoa khám bệnh, khoa nhiễm, khoa nhi”.

Tính đến ngày 19/8/2024, toàn tỉnh nghi nhận hơn 330 các mắc bệnh sốt xuất huyết, hơn 700 ca mắc bệnh tay chân miệng, 14 ca mắc bệnh sởi, 01 ca mắc bệnh rubella…Trước diễn biến của dịch đậu mùa khỉ và nguy cơ lây landịch bệnh, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế đối với dịch bệnh này. Bộ Y tế đã yêu cầu tăng cường giám sát phát hiện ca nghi ngờ bệnh đậu mùa khỉ ngay tại cửa khẩu và giám sát chủ động tại cơ sở y tế. Bộ Y tế đã có văn bản gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Các Viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur và các Bệnh viện tuyến cuối điều trị bệnh truyền nhiễm về việc tăng cường phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ. Theo đó, các cơ sở khám, điều trị bệnh trên địa bàn tỉnh đã tập trung việc khám sàng lọc, phân luồng, cách ly đối với những ca nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, bố trí khu vực điều trị bệnh nhân riêng biệt. Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn người bệnh và người nhà người bệnh thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch như: Đeo khẩu trang, vệ sinh tay và hạn chế tập trung đông người.

anh tin bai

          Lãnh đạo Sở Y tế đến kiểm tra tại khu cách ly điều trị bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Đa khoa Trần Văn Thời

     Bác sĩ Nghê Phước Nghiệp, Trưởng phòng Kế hoạch – Nghiệp vụ, Trung tâm Y tế huyện Ngọc Hiển nói “Khi đã xác định ca bệnh truyền nhiễm thì chúng tôi có quy trình đưa bệnh đến khu điều trị riêng. Đối với đội ngũ y, bác sĩ cùng thực hiện các quy định như: Mặc đồ bảo hộ, khẩu trang, găng tay…Đối với người bệnh, người nhà người bệnh chúng tôi cũng tuyên truyền hướng dẫn họ đeo khẩu trang, thường xuyên vệ sinh tay để hạn chế việc lây bệnh từ người bệnh với nhân viên y tế”. Bác sĩ Huỳnh Thúy Hằng, Trưởng khoa Cấp cứu Nhi, Bệnh viện Sản – Nhi Cà Mau nói “Bệnh nhi đến khám bệnh sẽ được bác sĩ khám sàng lọc, đối với ca nghi ngờ chúng tôi sẽ lấy mẫu làm xét nghiệm để khẳng định sớm các ca mắc bệnh truyền nhiễm để kịp thời áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch. Bệnh viện đảm bảo khoảng cách giường bệnh của các bé là trên 1 mét. Vấn đề sàng lọc sớm, cách ly sớm rất quan trọng trong công tác phòng, chống dịch bệnh và phòng lây nhiễm chéo trong bệnh viện, đặc biệt là đối với các bệnh có nguy cơ lây lan nhanh như: Bệnh sởi, rubella”.    

      Để phòng, chống dịch và phòng lây nhiễm chéo trong các cơ sở khám, điều trị bệnh đạt hiệu quả, bên cạnh các giải pháp chủ động của cơ sở y tế thì cần có sự phối hợp thực hiện của người bệnh, người nhà người bệnh, góp phần bảo vệ sức khỏe và giúp kiểm soát tốt dịch bệnh, không để dịch bệnh lây lan.

Minh Khang
Video truyền thông
  • TẠP CHÍ Y HỌC VÀ SỨC KHỎE 15.11.2024
  • TTND - Bác sĩ Trương Minh Thắng - Nguyên Giám đốc Sở Y tế tỉnh Minh Hải - Cà Mau kể về công tác y tế trong sự kiện tập kết ra Bắc năm 1954
  • Phòng chống Sốt rét
  • TẠP CHÍ YHSK 18.10.2024
  • TẠP CHÍ YHSK 20/9
1 2 3 4 5  ... 
image

Thống kê truy cập
  • Đang online: 19
  • Hôm nay: 732
  • Trong tuần: 5 275
  • Tất cả: 1020807

Liên hệ

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau

Đơn vị chủ quản: Sở Y Tế Cà Mau

Chịu trách nhiệm nội dung: BSCKII Nguyễn Quan Phú - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm

Địa chỉ:Số 91, đường Lý Thường Kiệt, Phường 6, TP. Cà Mau

Điện thoại: 02903 831 009

Email: camaucdc@gmail.com