image banner
Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết
Nhắc đến sốt xuất huyết thì đây là căn bệnh mà chúng ta chẳng mấy xa lạ. Thế nhưng nhiều người vẫn chưa biết rõ thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết là bao lâu.

Ở nước ta, bệnh sốt xuất huyết thường bùng phát thành dịch vào mỗi mùa mưa. Khi bị muỗi vằn đốt và truyền virus dengue gây bệnh sốt xuất huyết, người bệnh sẽ trải qua một khoảng thời gian ủ bệnh trước khi có các triệu chứng cảnh báo.

Do thời gian ủ bệnh có khi kéo dài và âm thầm nên nhiều người không hay mình mang mầm bệnh vẫn sinh hoạt bình thường. Điều này vô tình lại phát tán virus từ khu vực này sang khu vực khác, góp phần làm cho bệnh có thể bùng phát thành dịch lớn. Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này cũng như cách phòng bệnh hiệu quả.

Giai đoạn ủ bệnh là lúc mà cơ thể sản sinh ra kháng thể để chống lại các tác nhân lạ xâm nhập như vi khuẩn và virus. Với một bệnh truyền nhiễm điển hình như trường hợp này, thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết là khoảng thời gian virus nhân lên để đạt đến ngưỡng cần thiết làm xuất hiện các triệu chứng trên vật chủ.

Thông thường thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết diễn ra trong khoảng từ 4 – 7 ngày, đôi khi có thể kéo dài đến 14 ngày. Thực tế là thời gian ủ bệnh có thể ngắn hơn hay kéo dài hơn là tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: cơ địa người bệnh, khả năng hoạt động của hệ miễn dịch, tuổi của người bệnh và nhiễm týp virus gây bệnh nào.

Trường hợp người mang mầm bệnh sốt xuất huyết bị muỗi đốt và lây nhiễm cho người thân trong nhà hoặc xung quanh thì khi người lây bệnh đã khỏi hoặc sắp hết bệnh thì người bị lây mới bắt đầu có biểu hiện sốt.

Trong thời gian đầu mắc bệnh, việc làm xét nghiệm cũng không phân biệt được sốt xuất huyết và các bệnh nhiễm virus khác.

Các giai đoạn sau thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết

Giai đoạn đầu: xuất hiện sau thời kỳ ủ bệnh, thường bắt đầu từ ngày thứ 2 nhiễm virus và kéo dài khoảng 1 tuần. Biểu hiện dễ thấy là các cơn sốt cao liên tục, kéo dài và khó hạ sốt. Lúc này, người bệnh có thể có biểu hiện đau đầu dữ dội (nhất là ở vùng hố mắt) và có dấu hiệu xuất huyết ở niêm mạc ngoài da như các ban xuất huyết rải rác.

Giai đoạn nguy hiểm: là thời điểm virus đã tồn tại đủ lâu trong cơ thể mà không bị tiêu diệt sẽ gây ra một số biến chứng nguy hiểm, như xuất huyết não. xuất huyết dạ dày, tràn dịch màng phổi, suy gan, suy thận… Trường hợp người bệnh sốc do xuất huyết sẽ có những biểu hiện như vật vã, li bì, tê lạnh đầu chi, mạch nhỏ, khó bắt.

Giai đoạn phục hồi: bắt đầu và kéo dài 1 vài ngày sau khi bệnh nhân vượt qua được giai đoạn nguy hiểm. Bệnh nhân sẽ dần hết sốt, thể trạng tốt hơn, thèm ăn và ăn uống tốt hơn, huyết áp cũng ổn định và quan sát thấy bệnh nhân đi tiểu nhiều.

 

      

 

Nguyễn Ngân
Video truyền thông
  • TẠP CHÍ Y HỌC VÀ SỨC KHỎE 19.4
  • HƯỞNG ỨNG NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG LAO 24.3
  • TẠP CHÍ Y HỌC VÀ SỨC KHỎE 15.3
  • CDC TÔNG KẾT HOẠT ĐỘNG NĂM 2023 VÀ TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM 2024
  • NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG Y TẾ CƠ SỞ TRONG TÌNH HÌNH MỚI
1 2 3 4 5  ... 
image

Thống kê truy cập
  • Đang online: 2
  • Hôm nay: 744
  • Trong tuần: 5 569
  • Tất cả: 850477

Liên hệ

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau

Đơn vị chủ quản: Sở Y Tế Cà Mau

Chịu trách nhiệm nội dung: BSCKII Nguyễn Quan Phú - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm

Địa chỉ:Số 91, đường Lý Thường Kiệt, Phường 6, TP. Cà Mau

Điện thoại: 02903 831 009

Email: camaucdc@gmail.com