image banner
Từ bỏ thuốc lá, dễ hay khó?
Hút thuốc không phải là bệnh và không cần phải dùng thuốc để điều trị. Tuy nhiên, từ việc giảm dần hút thuốc đến việc cai được thuốc lá lại là một quá trình không dễ dàng đối với hầu hết người hút thuốc lá. Việc cai thuốc lá, vốn có lợi cho sức khỏe nhưng lại vô cùng khó khăn, nhiều người bỏ đến hàng chục lần nhưng kết quả vẫn là tiếp tục hút.

Bác sĩ Hồ Thanh Đảm, Trưởng khoa Truyền thông GDSK, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau cho biết: Thành phần chính trong khói thuốc lá là nicotine, một chất khí không mùi, không màu, không vị nên khi hít vào cơ thể không nhận ra sự có mặt của nó và chỉ mất 7 giây, nicotine vào phổi đã lên não của người hút. Theo thời gian, nicotine sẽ tạo cảm giác hưng phấn tương tự như sử dụng heroin và não bộ sẽ coi việc sử dụng nicotine có liên quan đến cảm giác thoải mái. Khi muốn cai thuốc lá, nhưng não bộ đã quen với việc sử dụng nicotine thì việc cắt, giảm nicotine hay ngưng hút thuốc đột ngột có thể gây ra sự thay đổi hay hội chứng cai nghiện khiến cho người hút gặp phải một số triệu chứng như lo lắng, khó chịu, căng thẳng, dễ nổi nóng, trầm cảm, mất ngủ, nhức đầu, mệt mỏi... Sự thay đổi này xảy ra trong não bộ là kết quả của một quá trình được lặp đi lặp lại nhiều lần dẫn đến lệ thuộc vào nicotine, vì cơ thể người hút thuốc đang cảm thấy sự cần thiết của chất này trong hệ thống dẫn truyền thần kinh. Càng lệ thuộc bao nhiêu thì càng khó bỏ bấy nhiêu. Từ chia sẻ của nhiều người hút thuốc, điều cốt yếu khiến việc bỏ thuốc lá thành công, đó là ý chí quyết tâm của bản thân người hút.

anh tin bai

Chú Trần Thành, xã Quách Phẩm Bắc, huyện Đầm Dơi thì đã bỏ được thuốc lá. Chú cho biết, muốn bỏ được thuốc thì phải kiên trì và quyết tâm lắm mới được. Với phần lớn tuổi, lại mắc bệnh huyết áp nên chú cũng khó khăn, vất vả lắm mới cai nghiện được thuốc lá. Chú bỏ thuốc là vì nó không có lợi cho sức khỏe của bản thân, cũng không có lợi cho vợ con, gia đình và đặc biệt là không còn tốn tiền vì mua thuốc lá mỗi ngày nữa. Nhờ ý chí và quyết tâm nên chú đã bỏ thuốc được ngay, chứ không mất nhiều lần hay nhiều thời gian lắm. Chú và gia đình rất vui.

Không chỉ bản thân người hút, mà những người xung quanh khi hít phải khói thuốc thụ động, cũng bị mắc rất nhiều bệnh. Rất nhiều gia đình, vợ con, bố mẹ đều khuyến khích, động viên chồng, con bỏ thuốc, nhưng không phải ai cũng có thể làm được.

Anh Trương Trần Vũ, cùng ngụ tại xã Quách Phẩm Bắc, huyện Đầm Dơi chia sẻ: Đã nhiều lần tôi thử bỏ thuốc lá, thay vào đó là nhai kẹo serum, ăn bánh... để cho quên cảm giác thèm thuốc. Thế nhưng, cố gắng lắm cũng chỉ được một tuần lễ là tôi quay lại hút thuốc. Vợ con tôi cảm thấy rất buồn và thất vọng, vì sợ tôi mắc bệnh phổi về lâu dài.

Những khó chịu khi bắt đầu bỏ thuốc lá bắt đầu vài giờ sau khi hút điếu thuốc cuối cùng, tăng đến mức tối đa trong vòng 48 - 72 giờ đồng hồ sau và có thể kéo dài đến vài tuần. Khi các vấn đề này xảy ra với cơ thể, một số người có thể quyết tâm kiên trì vượt qua chúng, nhưng nhiều người lại quay về với những điếu thuốc để cảm thấy dễ chịu, thậm chí có người lại còn hút nhiều hơn lúc trước.

anh tin bai

Bên cạnh việc hút thuốc thì còn có những thói quen hút thuốc đi kèm như đã quen với động tác đốt thuốc, ngậm điếu thuốc, hít, nhả khói thuốc, gõ gõ vào gạt tàn... hoặc nghiện những cảm giác phụ như nhìn khói thuốc bay, ngửi mùi thuốc lá, cảm giác hít hơi thuốc... Một yếu tố nữa cũng không kém phần quan trọng, đó chính là lệ thuộc vào tâm lý như sự tác động từ bạn bè hay những người xung quanh mình như hành động khiêu khích, mời thuốc như một nhu cầu giao tiếp xã hội, một câu chuyện buồn cần lãng quên, một sự việc căng thẳng cần tập trung cao độ... những lúc này ta lại cảm thấy thèm thuốc và tìm đến nó, hay đôi khi chỉ đơn giản là bắt gặp hình ảnh đúng gói thuốc lá loại mình thích lúc trước...

Như vậy, thuốc lá không chỉ tác động lên não của bạn mà còn tác động đến tâm lý, ăn sâu vào tiềm thức của bạn bằng việc tạo ra một vòng tròn lẩn quẩn của việc sử dụng và những yếu tố tác động của thuốc lá, làm chúng ta không dễ dàng bỏ được và tiếp tục nghiện thuốc.

Theo các chuyên gia y tế, lời khuyên tốt nhất để có cuộc sống khỏe mạnh là tránh xa thuốc lá. Nếu đã hút thì nên từ bỏ sớm, ngay cả khi chưa có bệnh, chứ không đợi đến khi phát bệnh mới bỏ thuốc. Mọi lý do từ môi trường, hoàn cảnh, bạn bè rủ rê…đều chỉ là những yếu tố tác động bên ngoài. Một khi có quyết tâm, có ý chí kiên định thì việc từ bỏ thuốc lá hoàn toàn có thể thực hiện được.

Huyền Trân
Video truyền thông
  • PHÒNG BỆNH SỐT RÉT QUAY TRỞ LẠI
  • DẤU ẤN CÔNG TÁC Y TẾ VIỆT NAM 2024
  • TẠP CHÍ Y HỌC VÀ SỨC KHỎE 20.12.2024
  • KHUYẾN CÁO PHÒNG BỆNH SỞI
  • TẠP CHÍ Y HỌC VÀ SỨC KHỎE 15.11.2024
1 2 3 4 5  ... 

Thống kê truy cập
  • Đang online: 6
  • Hôm nay: 698
  • Trong tuần: 5 754
  • Tất cả: 1081642

Liên hệ

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau

Đơn vị chủ quản: Sở Y Tế Cà Mau

Chịu trách nhiệm nội dung: BSCKII Trần Hiến Khóa - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau

Địa chỉ:Số 91, đường Lý Thường Kiệt, Phường 6, TP. Cà Mau

Điện thoại: 02903 831 009

Email: camaucdc@gmail.com