Đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe học sinh, không để xảy ra dịch bệnh tại các điểm trường là một trong nhiều mục tiêu trọng tâm mà tỉnh Cà Mau đặt ra trong công tác chăm sóc sức khỏe cho học sinh trong học đường
Nhiều giải pháp được triển khai
Để hoàn thành mục tiêu này, trong những năm qua, tỉnh Cà Mau đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó tăng cường phối hợp giữa ngành Y tế và ngành Giáo dục là một giải pháp được huyện quan tâm triển khai thực hiện.
Cùng với đó là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên nhà trường, học sinh và cha mẹ học sinh về nguyên nhân, hậu quả và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh mùa đông xuân, việc đảm bảo các điều kiện chăm sóc sức khỏe, vệ sinh học đường và an toàn trường học, dinh dưỡng hợp lý và an toàn thực phẩm cho trẻ em, học sinh, sinh viên.
Địa phương đã triển khai mạnh mẽ các hoạt động vệ sinh phòng bệnh tại các cơ sở giáo dục, các trường học; chủ động phối hợp chặt chẽ với sở y tế và các cơ sở y tế trên địa bàn, tăng cường công tác y tế trường học gắn với y tế cơ sở; rà soát, hoàn thiện các quy định về y tế trường học; hướng dẫn các cơ sở giáo dục tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu và phòng chống các dịch, bệnh, tật trong trường học.
Theo dõi chặt chẽ và phối hợp quản lý tốt sức khỏe học sinh, sinh viên, giáo viên, giảng viên, cán bộ, nhân viên nhà trường, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, thông báo ngay cho cơ quan y tế để được khám, điều trị kịp thời, kiên quyết không để dịch lây lan trong trường học.
Mặc dù đóng vai trò quan trọng, góp phần chăm sóc sức khỏe học đường, song công tác y tế học đường vẫn còn nhiều khó khăn.
Trong môi trường học đường, học sinh thường gặp phải nhiều bệnh tật như, cận thị, viễn thị, cong vẹo cột sống, bệnh răng miệng, bệnh truyền nhiễm, ốm đau, tai nạn thương tích đột xuất, dinh dưỡng không hợp lý... Từ thực tế đó, đã có thời điểm, một số dự án về y tế học đường được triển khai tại trường học như nhưng do các trường không có nhân viên y tế chuyên trách nên việc thực hiện chưa thường xuyên và hiệu quả như kỳ vọng. Việc thiếu nhân viên y tế có trình độ chuyên môn đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, học sinh và làm nảy sinh nhiều vấn đề.
Bên cạnh đó, hoạt động y tế trường học không đơn giản chỉ là sơ cấp cứu, mà còn là tổ chức triển khai các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe; triển khai các chương trình phòng, chống dịch bệnh cho học sinh trong trường; xây dựng khung dinh dưỡng hợp lý, góp phần cải thiện sức khỏe, tinh thần cho học sinh. Được biết, hằng năm, Sở Giáo dục và Đào tạo đều tổ chức tập huấn công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường học cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tình thế, trước mắt. Về lâu dài, cần có sự đầu tư đồng bộ, bài bản cùng sự chung tay của các cấp, các ngành.
Ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất
Mới đây, Chính phủ đã phê duyệt Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021 – 2025.
Chương trình đề ra các chỉ tiêu trong chăm sóc, bảo vệ và quản lý sức khỏe học sinh trong trường học như: 80% trường học bảo đảm các điều kiện thực hiện công tác y tế trường học, chăm sóc sức khỏe học sinh theo quy định; 75% trường học cung cấp đủ nước uống và nước sạch cho sinh hoạt, hoạt động trong trường học bảo đảm chất lượng
Để Chương trình đạt hiệu quả cao trên thực tế, giải pháp quan trọng được đặt ra là bố trí cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ, thuốc, vật tư y tế nhằm bảo đảm đủ điều kiện triển khai hiệu quả công tác sức khỏe học đường và đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh theo quy định. Trong đó chú trọng mua sắm, sửa chữa bàn ghế phù hợp với các nhóm chiều cao của học sinh, nhất là học sinh khuyết tật; xây mới hoặc sửa chữa, nâng cấp công trình cung cấp nước sạch, nhà vệ sinh và bảo đảm các điều kiện khác về vệ sinh trong trường học đáp ứng yêu cầu chất lượng và vệ sinh theo quy định; bố trí cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác giáo dục thể chất, hoạt động thể thao trường học, tổ chức bữa ăn học đường chất lượng, an toàn, đúng quy định.
Ưu tiên và đẩy mạnh việc hoàn thiện cơ sở vật chất, bố trí trang thiết bị để bảo đảm điều kiện dạy và học, nâng cao chất lượng công tác sức khỏe học đường, nhất là y tế và bữa ăn học đường đối với các vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Một giải pháp chủ yếu nữa là tăng cường và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Bố trí cán bộ, giáo viên, nhân viên chuyên trách hoặc kiêm nhiệm, kể cả trường hợp không thuộc biên chế của trường học để triển khai công tác sức khỏe học đường phù hợp với điều kiện cụ thể từng địa phương, từng trường học. Bên cạnh đó, cần đổi mới công tác giáo dục thể chất, hoạt động thể thao trường học: Cải tiến nội dung và hình thức tổ chức tập thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ, khuyến khích phát triển môn bơi, môn bóng, các môn thể thao dân tộc phù hợp với đặc điểm vùng, miền và điều kiện cụ thể từng trường học.