image banner
Chăm sóc tâm lý bệnh nhân ung thư
Chấp nhận căn bệnh ung thư cũng như chung sống với nó trong phần đời còn lại với nhiều bệnh nhân thực sự là một thử thách. Giúp họ lấy lại được sự cân bằng tâm lý là một điều quan trọng trong quá trình chăm sóc bệnh nhân ung thư tại nhà.

Đối với nhiều bệnh nhân, việc bị chẩn đoán mắc ung thư như đang mang trên mình một bản án tử. Khi đối diện với căn bệnh ung thư, người bệnh sẽ trải qua những khủng hoảng về mặt tâm lý như: Sợ hãi về điều trị hoặc tác dụng phụ của điều trị. Sợ hãi ung thư tái phát hoặc di căn sau khi điều trị. Tâm lý lo lắng xuất hiện với nhiều biểu hiện: Lo lắng về sự bất định, lo lắng về việc mất khả năng tự chủ, lo lắng về sự thay đổi các mối quan hệ. Đặc biệt là rất sợ hãi về cái chết… Sự lo âu, sợ hãi có thể làm cho việc đối mặt với điều trị ung thư trở nên khó khăn hơn. Nó cũng có thể gây trở ngại cho việc ra quyết định liên quan tới chăm sóc và điều trị.

Một trong những việc quan trọng nhất người thân nên làm với bệnh nhân ung thư là trò chuyện, tâm sự, bởi bệnh nhân ung thư rất dễ bi quan, thu mình và dần trở nên tuyệt vọng. Việc trò chuyện thường xuyên, lắng nghe, tôn trọng bệnh nhân sẽ giúp tinh thần của người bệnh được thoải mái hơn. Hãy để bệnh nhân cảm thấy được cảm thông, chia sẻ, và những cuộc nói chuyện cởi mở sẽ giúp bệnh nhân dần lấy lại được tinh thần. Người thân cần lưu ý tới những dấu hiệu bệnh nhân muốn tự sát và thông báo cho các thành viên khác trong gia đình để tất cả mọi người cùng giúp đỡ.

Giúp bệnh nhân ung thư tham gia các hoạt động ưa thích, dù ngay cả khi bệnh nhân không còn đủ sức khỏe để tham gia các hoạt động ưa thích trước đây, hãy tìm một cách nào đó để họ cảm thấy bản thân vẫn tham gia được vào hoạt động đó. Điều này giúp bệnh nhân duy trì sự gắn kết với xã hội cũng như cảm thấy cuộc sống hiện tại không quá tồi tệ so với cuộc sống thường ngày trước khi mắc bệnh của họ.

Bên cạnh đó, người thân cần chú ý đến các dấu hiệu bệnh nhân cần được trợ giúp: bệnh nhân ung thư có thể trải qua rất nhiều cảm xúc khác nhau, như buồn rầu, căng thẳng, tức giận, lo âu, tuyệt vọng,... Do đó khi nhận thấy cảm xúc của bệnh nhân bất ổn, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ cho bệnh nhân từ các chuyên gia tâm lý, bác sĩ, hoặc các biện pháp giúp bệnh nhân thư giãn. Nếu người chăm sóc cảm thấy căng thẳng, hãy tìm cách lấy lại cân bằng cho bản thân trước, bởi người chăm sóc khỏe mạnh mới có thể chăm sóc cho bệnh nhân tốt nhất.

Ngoài ra, để người bệnh có nghị lực đối mặt với căn bệnh ung thư, người thân hãy luôn là động lực và chấp nhận những khó khăn của bệnh nhân: Hãy luôn tâm niệm người bệnh đang phải trải qua thực tại khó khăn, và họ bị bệnh tật giới hạn nhiều khía cạnh, hãy giúp đỡ họ. Đối với bệnh nhân ung thư rất cần được thấu hiểu và cảm thông.

Sơn Mai
Video truyền thông
  • TẠP CHÍ YHSK 4.7.2025
  • CHỦ ĐỘNG PHÒNG HIV BẰNG DỊCH VỤ XÉT NGHIỆM HIV ONLINE
  • TẠP CHÍ Y HỌC SỨC KHỎE 6.6.2025
  • KHUYẾN CÁO CHỦ ĐỘNG PHÒNG BỆNH COVID-19
  • TẠP CHÍ Y HỌC VÀ SỨC KHỎE 9.5.2025
1 2 3 4 5  ... 

Thống kê truy cập
  • Đang online: 5
  • Hôm nay: 692
  • Trong tuần: 7 962
  • Tất cả: 1243363

Mạng xã hội

Liên hệ

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau 

Đơn vị chủ quản: Sở Y tế Cà Mau

Chịu trách nhiệm nội dung: BSCKII Trần Hiến Khóa - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau

Địa chỉ: Số 91, đường Lý Thường Kiệt, Phường Tân Thành, Tỉnh Cà Mau

Điện thoại: 02903 831 009

Email: camaucdc@gmail.com