image banner
KIỂM SOÁT TỐT BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP
Tăng huyết áp là bệnh lý tim mạch nguy hiểm, được xem như “kẻ giết người thầm lặng” vì toàn bộ sự tiến triển của bệnh thường diễn ra trong âm thầm, không có triệu chứng. Tăng huyết áp là một bệnh lý mạn tính khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao. 

Huyết áp tăng cao gây ra nhiều áp lực cho tim (tăng gánh nặng cho tim) và là căn nguyên của nhiều biến chứng tim mạch nghiêm trọng như: Tai biến mạch máu não, suy não, suy tim, bệnh tim mạch vành, nhổi máu cơ tim…

Đa phần các triệu chứng của cao huyết áp đều khá mờ nhạt. Trên thực tế, hầu hết các bệnh nhân tăng huyết áp đều không thể nhận thấy bất kỳ một dấu hiệu hoặc triệu chứng rõ ràng nào, mặc dù bệnh đã tiến triển khá nghiêm trọng. Một số ít bệnh nhân bị tăng huyết áp có thể biểu hiện một số triệu chứng thoáng qua như đau đầu, khó thở, hoặc hiếm hơn là chảy máu cam.

Một số đối tượng phổ biến của bệnh cao huyết áp: Ở Người lớn tuổi do hệ thống thành mạch máu không còn duy trì được độ đàn hồi như trước, dẫn đến cao huyết áp. Tỷ lệ đàn ông dưới 45 tuổi mắc bệnh cao hơn so với phụ nữ, tuy nhiên phụ nữ sau mãn kinh lại có nhiều khả năng bị cao huyết áp hơn so với đàn ông cũng vào độ tuổi này. Tiền sử gia đình: Nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp thường cao hơn đối với các thành viên trong gia đình (cha mẹ hoặc anh chị) có tiền sử mắc bệnh tim mạch.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, bao gồm: Thừa cân, béo phì. Lối sống tĩnh tại, lười vận động. Ăn uống không lành mạnh, ăn quá nhiều muối, lạm dụng rượu, bia, hút thuốc lá, căng thẳng thường xuyên…

Mục tiêu điều trị cao huyết áp là để giữ cho huyết áp của bệnh nhân ổn định ở mức cho phép, thường là dưới 140/90 mmHg đối với mức huyết áp mục tiêu chung. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân tăng huyết áp kèm theo các bệnh liên quan như đái tháo đường hoặc bệnh thận mãn tính, bác sĩ sẽ đề nghị một liệu trình điều trị nghiêm ngặt hơn để giữ cho huyết áp ổn định.

Thay đổi lối sống là một trong những biện pháp không dùng thuốc, đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong liệu trình điều trị chung. Theo lời khuyên của các bác sĩ, bệnh nhân có thể kiểm soát huyết áp bằng cách: Điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh hơn và dùng ít muối (dưới 6g/ngày), tập thể dục đều đặn, vừa sức; Cố gắng duy trì cân nặng lý tưởng, giảm cân theo hướng dẫn; Ngừng hoặc hạn chế tối đa uống rượu, bỏ hút thuốc, tránh nhiễm lạnh đột ngột, kiểm soát tốt các bệnh liên quan. Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị cao huyết áp phải đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh cao huyết áp cần được thường xuyên theo dõi sự thay đổi của huyết áp ngay tại nhà với máy đo thích hợp.

 

Sơn Mai
Video truyền thông
  • HƯỞNG ỨNG NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG LAO 24.3
  • TẠP CHÍ Y HỌC VÀ SỨC KHỎE 15.3
  • CDC TÔNG KẾT HOẠT ĐỘNG NĂM 2023 VÀ TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM 2024
  • NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG Y TẾ CƠ SỞ TRONG TÌNH HÌNH MỚI
  • Phóng chống tác hại của thuốc lá
1 2 3 4 5  ... 
image

Thống kê truy cập
  • Đang online: 9
  • Hôm nay: 219
  • Trong tuần: 4 469
  • Tất cả: 845127

Liên hệ

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau

Đơn vị chủ quản: Sở Y Tế Cà Mau

Chịu trách nhiệm nội dung: BSCKII Nguyễn Quan Phú - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm

Địa chỉ:Số 91, đường Lý Thường Kiệt, Phường 6, TP. Cà Mau

Điện thoại: 02903 831 009

Email: camaucdc@gmail.com