image banner
SUY THẬN MẠN TÍNH VÀ NGUY CƠ MẮC PHẢI

Theo số liệu thống kê của ngành y tế Việt Nam cho thấy, số người bị suy thận trên cả nước ta hiện nay ở vào khoảng trên 5 triệu ca. Điều hết sức đáng lo ngại là số ca bệnh mắc mới cũng đang có chiều hướng gia tăng đáng kể. Riêng tại tỉnh Cà Mau, hiện có tới hơn 3.000 trường hợp được phát hiện suy thận mạn đang được quản lý, chăm sóc và điều trị. Trong số đó, tỷ lệ người chuyển sang giai đoạn cuối (giai đoạn 5) có tới 430 trường hợp phải chạy thận hằng tuần tại Khoa lọc máu Bệnh viện Đa khoa Cà Mau, chiếm đến 14% trên tổng số ca mắc. Thực tế đã ghi nhận có nhiều trường hợp tử vong, chỉ sau thời gian buộc phải chạy thận nhân tạo không lâu. Rõ ràng, bệnh suy thận không chỉ là gánh nặng về sức khỏe, tinh thần mà còn khiến cho kinh tế nhiều hộ gia đình thêm kiệt quệ.

Chị B.K.T 36 tuổi, ngụ khóm 9 thị trấn Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời, từng là giáo viên tiểu học của một trường tiểu học trên bàn thị trấn. 7 năm trước, chị T… phát hiện mình bị suy thận mạn tính ở vào giai đoạn 4, trong một lần tình cờ đi kiểm tra sức khỏe tổng quát tại một bệnh viện tuyến trên. Sau nhiều năm chống chọi với căn bệnh chết người này, đến thời điểm hiện nay chị đã phải bước vào giai đoạn chạy thận nhân tạo bắt buộc (giai đoạn 5 hay còn gọi là giai đoạn cuối) được 5 năm. Mỗi tuần chị phải 3 lần chạy thận tại Khoa Lọc máu Bệnh viện Đa khoa Cà Mau. Mặc dù đã có bảo hiểm y tế tự nguyện hỗ trợ 80% chi phí, nhưng mỗi tháng chị vẫn phải tốn hàng triệu đồng cho việc thường xuyên phải đi lại để điều trị, cùng với các khoảng chi phí khác. Với mức lương của giáo viên bật tiểu học và mức lương viên chức bật trung cấp của người chồng, không đủ trang trải cho việc điều trị, chị đã phải nhờ tới sự hỗ trợ thường xuyên của bạn bè và người thân.

Chị B.K.T cho biết: “Sức khỏe của tôi hiện nay đã suy giảm nhiều lắm, nhận thấy không thể hoàn thành được việc đứng lớp. Ngoài ra, các khoản chi phí cho việc chạy thận cũng tốn kém khá nhiều, nên tôi đã quyết định xin nghỉ chính sách một lần để có nguồn kinh phí và có thời gian nghỉ ngơi, điều trị được tốt hơn”.  

Theo các bác sĩ khoa lọc máu Bệnh viện Đa khoa Cà Mau, thì bệnh suy thận có nhiều nguyên nhân, nhưng tất cả đều xuất phát từ các chứng bệnh căn nguyên mà ra như: Tăng huyết áp; đái tháo đường; sự suy giảm lưu lượng máu đến thận; các chấn thương có liên quan đến thận hoặc do tắc nghẽn nước tiểu trong thận… Mặc dầu suy thận mạn tính là một bệnh lý ngày càng trở nên khá phổ biến (phần lớn là ở những người trên 40 tuổi). Tuy nhiên, sự nguy hiểm của căn bệnh này đó chính là các biểu hiện lại khiến cho nhiều bệnh nhân rất dễ nhầm lẫn với một số bệnh lý khác ở đường tiết niệu. Do đó, việc nhận biết sớm để điều trị kịp thời, đúng cách, ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm là hết sức cần thiết.

Bác sĩ Trương Hớn Dân, Trưởng khoa lọc máu, Bệnh viện Đa khoa Cà Mau cho biết về các dấu hiệu của việc nhận biết sớm căn bệnh suy thận mạn tính như: “Những người bị suy thận thường cảm thấy buồn nôn và nôn mửa do các chất độc hại trong máu không được loại bỏ bởi thận; luôn cảm thấy mệt mỏi do chức năng thận hoạt động không hiệu quả; hay bị đau đầu thường xuyên có thể là dấu hiệu của suy thận do bệnh gây tăng huyết áp hoặc rối loạn điện giải. Ngoài ra, những người bị bệnh suy thận cũng thường xuyên gặp phải trường hợp khó tiểu hoặc tiểu nhiều hơn so với mức bình thường do chức năng thận suy giảm…”.

Hiện nay, ở hầu hết các cơ sở y tế đều có khả năng tầm soát bệnh suy thận, bằng việc thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng. Đồng thời, việc sử dụng một số loại thuốc theo chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa, cũng có thể giúp kiểm soát được tình trạng suy thận như: Thuốc giảm huyết áp, thuốc giảm cholesterol, thuốc kháng viêm, thuốc kháng khuẩn và thuốc giảm đau. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần phải được theo dõi hết sức chặt chẽ bởi các bác sĩ điều trị chuyên khoa, để tránh tác dụng phụ và tương tác không mong muốn với các loại thuốc khác.

Bác sĩ Trương Hớn Dân, Trưởng khoa Lọc máu Bệnh viện Đa khoa Cà Mau cho biết thêm: “Chế độ ăn uống phù hợp có thể giúp giảm tải cho thận và cải thiện chức năng thận. Người bệnh nên tránh ăn nhiều muối, chất béo và đường, tăng cường ăn rau xanh, trái cây, các loại thực phẩm giàu chất xơ. Ngoài ra, người bệnh suy thận cũng nên hạn chế việc sử dụng thực phẩm chứa protein, đặc biệt là đối với những ai đang trong giai đoạn chạy thận nhân tạo”. 

Phương Vũ
Video truyền thông
  • TẠP CHÍ Y HỌC VÀ SỨC KHỎE 19.4
  • HƯỞNG ỨNG NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG LAO 24.3
  • TẠP CHÍ Y HỌC VÀ SỨC KHỎE 15.3
  • CDC TÔNG KẾT HOẠT ĐỘNG NĂM 2023 VÀ TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM 2024
  • NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG Y TẾ CƠ SỞ TRONG TÌNH HÌNH MỚI
1 2 3 4 5  ... 
image

Thống kê truy cập
  • Đang online: 9
  • Hôm nay: 331
  • Trong tuần: 4 587
  • Tất cả: 853506

Liên hệ

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau

Đơn vị chủ quản: Sở Y Tế Cà Mau

Chịu trách nhiệm nội dung: BSCKII Nguyễn Quan Phú - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm

Địa chỉ:Số 91, đường Lý Thường Kiệt, Phường 6, TP. Cà Mau

Điện thoại: 02903 831 009

Email: camaucdc@gmail.com