image banner
Chủ động phòng bệnh sởi
Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm gây dịch, do vi rút sởi gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi hoặc cũng có thể gặp ở người lớn, do chưa được tiêm phòng sởi hoặc đã tiêm phòng nhưng chưa được tiêm đủ liều.

Tổ chức Y tế thế giới gần đây đã đưa ra cảnh báo về việc gia tăng số ca mắc bệnh sởi và nguy cơ bùng phát dịch sởi tại nhiều khu vực trên toàn thế giới. Theo Tổ chức Y tế thế giới, tại Việt Nam do ảnh hưởng của đại dịch Covid -19 trong thời gian qua và việc gián đoạn cung ứng các vắc xin trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng năm 2023 đã tác động đến tỷ lệ tiêm chủng các vắc xin cho trẻ em trên toàn quốc. Nhiều trẻ chưa được tiêm chủng đúng lịch, chưa tiêm chủng đủ mũi vắc xin trong những năm gần đây là yếu tố nguy cơ gây bùng phát dịch bệnh, bao gồm sởi. Theo báo cáo của hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm từ đầu năm đến nay ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố, không ghi nhận ổ dịch tập trung.

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, tính đến ngày 7/4, Cà Mau ghi nhận 14 trường hợp nghi mắc sởi, so với cùng kỳ năm 2023 tăng 7 lần. Bác sĩ Hồ Thanh Đảm, Trưởng khoa Truyền thông – GDSK, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết: Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi gây ra. Bệnh sởi có khả năng lây nhiễm rất cao, nhất là đối với trẻ chưa có miễn dịch với vi rút sởi mà tiếp xúc với nguồn lây. Bệnh sởi lây qua đường hô hấp do hít phải các dịch tiết mũi họng của bệnh nhân bắn ra được khuếch tán trong không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với chất tiết đường mũi họng của bệnh nhân. Điều kiện ẩm thấp là môi trường thuận lợi nhất cho bệnh sởi lây lan, đặc biệt đối với người chưa có miễn dịch với bệnh sởi.

Bệnh sởi gây suy giảm miễn dịch, do đó trẻ em mắc bệnh sởi rất dễ bị biến chứng do đồng mắc các bệnh nhiễm trùng khác. Một số biến chứng thường gặp của bệnh sởi bao gồm: Viêm tai giữa cấp, phế quản phế viêm là biến chứng thường gặp nhất. Một số trường hợp gây viêm phổi nặng: Nguyên nhân thường do bội nhiễm các loại vi khuẩn khác, thời điểm xuất hiện biến chứng thường muộn sau khi phát ban hoặc có thể đồng thời trong khi phát ban. Viêm não, màng não là biến chứng hệ thống thần kinh trung ương, có thể gây tử vong và gây ra nhiều di chứng nặng nề sau này. Ngoài ra, bệnh sởi nếu không được điều trị kịp thời cũng có thể để lại các biến chứng về tiêu hóa, mắt- loét giác mạc, suy dinh dưỡng hậu sởi, sảy thai hoặc sinh non ở phụ nữ mắc sởi khi mang thai… Những đối tượng dễ mắc biến chứng do sởi bao gồm: Trẻ em tuổi càng nhỏ thì nguy cơ mắc các biến chứng càng cao. Trẻ có tình trạng suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch, trẻ thiếu vitamin A.

Trước tình hình bệnh sởi đang gia tăng, ngành Y tế khuyến cáo: Tiêm vắc xin sởi là biện pháp hiệu quả nhất phòng bệnh sởi. Trẻ cần được tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi. Mũi thứ nhất được tiêm cho trẻ từ 9 đến 11 tháng tuổi, mũi thứ hai được tiêm khi trẻ được 18 tháng tuổi. Khi trẻ được tiêm đủ 2 mũi vắc xin theo lịch tiêm chủng hoặc sau khi mắc sởi, trẻ sẽ có miễn dịch bn vững. Khi trẻ mắc sởi hoặc nghi ngờ mắc sởi cần cách ly trẻ để tránh lây nhiễm cho trẻ khác. Hãy đưa con em mình đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch để không bị mắc bệnh sởi.

anh tin bai
Lê Kim
Video truyền thông
  • TẠP CHÍ Y HỌC VÀ SỨC KHỎE 19.4
  • HƯỞNG ỨNG NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG LAO 24.3
  • TẠP CHÍ Y HỌC VÀ SỨC KHỎE 15.3
  • CDC TÔNG KẾT HOẠT ĐỘNG NĂM 2023 VÀ TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM 2024
  • NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG Y TẾ CƠ SỞ TRONG TÌNH HÌNH MỚI
1 2 3 4 5  ... 
image

Thống kê truy cập
  • Đang online: 3
  • Hôm nay: 353
  • Trong tuần: 4 763
  • Tất cả: 852369

Liên hệ

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau

Đơn vị chủ quản: Sở Y Tế Cà Mau

Chịu trách nhiệm nội dung: BSCKII Nguyễn Quan Phú - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm

Địa chỉ:Số 91, đường Lý Thường Kiệt, Phường 6, TP. Cà Mau

Điện thoại: 02903 831 009

Email: camaucdc@gmail.com