image banner
Phòng tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi
      Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm dễ gây dịch, lây qua đường không khí do vi rút sởi gây nên. Bệnh thường xảy ra vào mùa đông xuân tuy nhiên trong vài năm gần đây, bệnh sởi xảy ra quanh năm và hay gặp chủ yếu ở trẻ dưới  5 tuổi, với các triệu chứng như sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho, mắt đỏ... 

       Bệnh sởi tuy ít gây tử vong nhưng có thể gây nhiều biến chứng như: viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt và đôi khi viêm não sau sởi, đặc biệt là suy dinh dưỡng ở trẻ em…

      Tại Cà Mau, tính đến thời điểm hiện tại có 02 ca mắc, giảm 91,7% so với cùng kỳ năm 2021 (24 ca). Tuy nhiên, ngành Y tế vẫn nâng cao các biện pháp phòng căn bệnh nay, tránh nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm.

          Bác sĩ Nguyễn Quan Phú, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, cho biết: Sởi là bệnh rất dễ lây, nếu không biết chăm sóc và điều trị đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng, nguy hiểm đến tính mạng trẻ (viêm phổi, viêm tai giữa, viêm não tủy, tiêu chảy…). Vì vậy, khi trẻ bị sởi người nhà nên tham khảo ý kiến bác sĩ trong việc chăm sóc trẻ. Nếu đủ điều kiện chăm sóc và cách ly có thể chăm sóc điều trị tại nhà trong 7 ngày kể từ khi phát ban. Đặc biệt, cần chú ý không cho trẻ bệnh tiếp xúc với trẻ lành. Trong thời gian chăm sóc điều trị tại nhà, người bị sởi có các dấu hiệu sốt nhiều lần, ho nhiều hơn và có đàm, có biểu hiện chói mắt hoặc có các biểu hiện bất thường khắc… thì cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.

          Trường hợp bệnh nặng lên hoặc có dấu hiệu biến chứng phải điều trị và cách ly tại các cơ sở y tế. Trong thời gian cách ly bệnh nhân phải đeo khẩu trang y tế. Ngoài ra, để nâng cao sức đề kháng cho người bị sởi cần ăn uống đủ chất dinh dưỡng, bổ sung hợp lý các vitamin và khoáng chất”, bác sĩ Phú khuyến cáo.

          Đối với cộng đồng cần tuyên truyền đến từng hộ gia đình về bệnh sởi cách nhận biết và các biện pháp phòng tránh như: Tăng cường vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, tránh tối đa việc chùi tay lên mắt, mũi, miệng, thường xuyên vệ sinh đường mũi, họng, mắt bằng các dung dịch xát khuẩn thông thường, đặc biệt đối là những người tiếp có xúc gần với bệnh nhân. Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh, nghi mắc bệnh. Khi phải tiếp xúc với người mắc bệnh phải đeo khẩu trang y tế và các trang bị phòng hộ các nhân. Hạn chế tập trung đông người, đặc biệt là những phòng chật hẹp, ít không khí ở khu vực ở dịch đảm bảo thông thoáng khí cho nhà ở, phòng học, nơi làm việc. Người dân trong cộng đồng khi có biểu hiện mắc bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị và hướng dẫn cách ly đúng cách, kịp thời.

          Sởi là bệnh dễ lây lan, nếu không biết chăm sóc và điều trị đúng cách sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Để phóng tránh bệnh sởi ở trẻ nhỏ, phụ huynh nên chủ động tiêm phòng vắc xin phòng bệnh sởi đầy đủ và đúng lịch. Việc điều trị và chăm sóc trẻ bị sởi phải theo hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không áp dụng các biện pháp dân gian, sai cách sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng ở trẻ và có thể dẫn đến tử vong. 

Lê Kim
Video truyền thông
  • TẠP CHÍ Y HỌC VÀ SỨC KHỎE 19.4
  • HƯỞNG ỨNG NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG LAO 24.3
  • TẠP CHÍ Y HỌC VÀ SỨC KHỎE 15.3
  • CDC TÔNG KẾT HOẠT ĐỘNG NĂM 2023 VÀ TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM 2024
  • NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG Y TẾ CƠ SỞ TRONG TÌNH HÌNH MỚI
1 2 3 4 5  ... 
image

Thống kê truy cập
  • Đang online: 24
  • Hôm nay: 620
  • Trong tuần: 5 445
  • Tất cả: 850353

Liên hệ

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau

Đơn vị chủ quản: Sở Y Tế Cà Mau

Chịu trách nhiệm nội dung: BSCKII Nguyễn Quan Phú - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm

Địa chỉ:Số 91, đường Lý Thường Kiệt, Phường 6, TP. Cà Mau

Điện thoại: 02903 831 009

Email: camaucdc@gmail.com