Vào mùa nắng nóng, độ ẩm và nhiệt độ cao là môi trường thuận lợi để vi khuẩn, vi sinh vật phát triển mạnh khiến thực phẩm nhanh bị ôi thiu. Do đó cần có biện pháp lựa chọn và bảo quản thực phẩm để đảm bảo sức khỏe và phòng tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
Lựa chọn thực phẩm:
Mùa nắng nóng nên ưu tiên lựa chọn các loại thực phẩm giàu chất xơ và vitamin như rau xanh, các loại trái cây giàu vitamin C như cam, bưởi…
Nên lựa chọn các loại thực phẩm có nguồn gốc xuât xứ rõ ràng, được bày bán ở các cơ sở có uy tín. Thực phẩm sau khi mua cần sơ chế sạch sẽ, chia thành từng phần đủ nhu cầu sử dụng và bảo quản ở nhiệt độ phù hợp. Không nên dự trữ thực phẩm quá nhiều và quá lâu vì dễ gây hư hỏng mà chất chất khi sử dụng. Thịt cá tươi sống nên sơ chế và rửa sạch rồi cho vào tủ lạnh để bảo quản.
Với rau xanh, cần nhặt bỏ gốc và lá sâu cho vào túi đựng thực phẩm bọc kín để vào ngăn mát tủ lạnh. Nếu chưa ăn ngay thì không nên rửa rau vì dễ làm rau nhanh hỏng và chảy nước ra tủ. Các loại rau cải, rau lá xanh không nên để quá 1 tuần, tốt nhất là dung trong vòng 3 ngày kể từ lúc mua.
Bảo quản thực phẩm
Trong mỗi bữa ăn, nên chế biến thức ăn vừa đủ sử dụng, hạn chế thức ăn sống hoặc chưa nấu chín kỹ như tái, gỏi cá, tiết canh… Đối với thức ăn thừa cần bảo quản trong các hộp có nắp đậy kín. Khi cần sử dụng lại phải hâm nóng, đun sôi. Tuyệt đối không sử dụng thức ăn có mùi lạ hoặc ôi thiu.
Thực hiện tốt 10 nguyên tắc vàng của tổ chức Y tế Thế giới trong lựa chọn, chế biến và bảo quản thực phẩm để đảm bảo sức khỏe và hạn chế nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
1. Chọn thực phẩm tươi an toàn. Rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kĩ bằng nước sạch. Quả nên gọt vỏ trước khi ăn. Thực phẩm tránh rả đông rồi làm đông lại.
2. Nấu chín kĩ thức ăn, bảo đảm nhiệt độ trung tâm thực phẩm phải đạt tới trên 70°C.
3. Ăn ngay sau khi nấu. Hãy ăn ngay sau khi nấu vì thức ăn càng để lâu càng nguy hiểm.
4. Bảo quản cẩn thận thức ăn đã nấu chín. Muốn giữ thức ăn quá 5 giờ cần giữ liên tục nóng trên 60°C hoặc lạnh dưới 10°C. Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dung lại.
5. Nấu lại thức ăn thật kĩ. Các thức ăn chin dung lại sau 5 tiếng phải được đun nóng kĩ lại.
6. Tránh ô nhiễm chéo giữa thức ăn chin và sống với bề mặt bẩn. Thức ăn đã được nấu chin có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn.
7. Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và sau mỗi lần gián đoạn để làm việc khác.
8. Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn. Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kì bề mặt nào dung để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Khăn lau bát đũa cần phải được luộc nước sôi và thay thường xuyên
9. Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác. Giữ thực phẩm trong hộp kín, chạn, tủ kính, lồng bàn.
10. Sử dụng nguồn nước sạch an toàn. Nước sạch là nước không màu, không mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh. Hãy đun sôi nước trước khi làm đá lạnh để uống. Đặc biệt cẩn thận với nguồn nước dung nấu ăn cho trẻ nhỏ.