Cà Mau đang trong giai đoạn kêu gọi kích cầu du lịch nội địa. Là tỉnh cuối trời tổ Quốc, có lợi thế về du lịch thắng cảnh tự nhiên, biển đảo. Đặc biệt là tuyến đường du lịch biển từ Sông Đốc (Trần Văn Thời) đến đảo Phú Quốc, Thổ Chu (Kiên Giang) bằng tàu cao tốc cánh ngầm, sẽ là điểm nhấn trong chiến lược phát triển du lịch địa phương. Do đó, khả năng du khách tìm đến để nghỉ dưỡng, du lịch sẽ có xu hướng tăng nhanh trong thời gian tới. Đây được xem là cơ hội để đẩy nhanh việc phục hồi kinh tế của tỉnh nhà, nhưng cũng là thách thức trước nguy cơ dịch bệnh đang bùng phát trở lại, nếu trong công tác phòng, chống dịch bệnh thiếu các biện pháp đủ mạnh và cần thiết. Trong đó, yếu tố chủ yếu vẫn là công tác truyền thông để nâng cao ý thức tự giác, chủ động phòng tránh trong nhân dân.
Tình hình dịch bệnh Covid-19 đã bước vào thời kỳ
bùng phát giai đoạn 2 và đang có những diễn biến khá phức tạp. Trước tình hình
đó, chủ trương nhất quán của lãnh đạo địa phương tỉnh Cà Mau là phải tiếp tục
thực hiện giải pháp ngăn chặn triệt để nguồn lây nhiễm từ bên ngoài. Tất cả các
trường hợp nhập cảnh đều phải cách ly tập trung 14 ngày, lấy mẫu xét nghiệm 2
lần. Hệ thống giám sát, phát hiện sớm các ca bệnh trong cộng đồng được duy trì
để khoanh vùng, dập dịch ngay lập tức. Năng lực ứng phó với đại dịch tiếp tục
được tăng cường, đặc biệt là đội ngũ y tế trong chăm sóc, điều trị người nhiễm
Covid-19 ở tất cả các tuyến.
Trên thực tế, hiện trên thế giới vẫn chưa có
thuốc đặc hiệu, hay vắc xin điều trị Covid-19… do vậy, dịch bệnh được dự báo
sẽ còn kéo dài nhiều tháng, thậm chí tính bằng năm. Thời gian qua, Việt Nam vẫn
phải ở trong tâm thế hết sức cảnh giác, theo dõi chặt chẽ khi các quốc gia đang
phải ứng phó vô cùng vất vả, vẫn hiện hữu nguy cơ có những ca bệnh tại cộng
đồng và thực tế là điều đó đã xảy ra tại một số tỉnh, thành. Từ đó, Cà Mau cần
tăng cường hơn nữa các nỗ lực kiểm soát dịch bệnh dài hạn như: Mô hình hoá sự
lây lan dịch bệnh; đánh giá hệ thống y tế để tìm ra điểm yếu, hạn chế từ đó đầu
tư kịp thời, đảm bảo luôn chủ động phòng, chống dịch; ngăn chặn nguồn bệnh xâm
nhập bên ngoài; tăng cường giám sát các nhóm nguy cơ… Bên cạnh đó, cần thường
xuyên rà soát lại các biện pháp hạn chế, đánh giá, cập nhật thông tin mới… làm
cơ sở đưa ra khuyến nghị phù hợp về đi lại, giao thương. Tiếp tục đẩy mạnh công
tác truyền thông trong cộng đồng, về ý thức phòng tránh mối nguy hiểm của cơn đại
dịch Covid-19, để người dân thông và hiểu mà có ý thức tích cực hợp tác cùng
với ngành chức năng địa phương trong công tác phòng, chống dịch. Các lực lượng
phòng, chống dịch như y tế, quân đội, công an… không được nghỉ ngơi, luôn trong
trạng thái sẵn sàng. Đơn cử, ngành y tế sẽ tiếp tục triển khai phác đồ điều
trị, lập hồ sơ sức khoẻ điện tử từng người dân… Lực lượng quân đội, công an
tiếp tục kiểm soát chặt chẽ người nhập cảnh, thực hiện nghiêm việc cách ly tập
trung.
Tại Công văn hỏa tốc Số 4456, ngày 27/7/2020 của
Bí thư Tỉnh Ủy - Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nguyễn Tiến Hải yêu cầu: Ủy ban
nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau, khuyến cáo đối với cán bộ, công chức,
viên chức, người lao động và người dân hạn chế tối đa việc di chuyển đến thành
phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Ngãi, các vùng có dịch (nếu không có công việc thực sự
cần thiết). Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với ngành y tế và Ủy ban nhân dân và
các huyện, thành phố Cà Mau chỉ đạo rà
soát, nắm tình hình, thông tin những người trở về từ Đà nẳng và Quảng Ngãi; rà
soát các hộ gia đình có thân nhân từ nước ngoài trở về. Các gia đình thuộc diện
đối tượng nêu trên, phải khai báo ngay với chính quyền hoặc cơ quan công an, y
tế địa phương…
Cà Mau đang trong giai đoạn kêu gọi kích cầu du
lịch nội địa. Là tỉnh cuối trời tổ Quốc, có lợi thế về du lịch thắng cảnh tự
nhiên, biển đảo. Đặc biệt là tuyến đường du lịch biển từ Sông Đốc (Trần Văn
Thời) đến đảo Phú Quốc, Thổ Chu (Kiên Giang) bằng tàu cao tốc cánh ngầm, sẽ là
điểm nhấn trong chiến lược phát triển du lịch địa phương. Do đó, khả năng du
khách tìm đến để nghỉ dưỡng, du lịch sẽ có xu hướng tăng nhanh trong thời gian
tới. Đây được xem là cơ hội để đẩy nhanh việc phục hồi kinh tế của tỉnh nhà,
nhưng cũng là thách thức trước nguy cơ dịch bệnh đang bùng phát trở lại, nếu trong
công tác phòng, chống dịch bệnh thiếu các biện pháp đủ mạnh và cần thiết. Trong
đó, yếu tố chủ yếu vẫn là công tác truyền thông để nâng cao ý thức tự giác, chủ
động phòng tránh trong nhân dân.
Thời gian vừa qua, ngoài số lượng người nhập
cảnh về từ nước ngoài, bắt buộc phải cách ly tại Trung đoàn BB 896 và một trường
hợp dương tính với Covid-19 đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Thì
thời gian tới, Cà Mau cũng sẽ sẵn sàng tiếp nhận, chia sẻ và kịp thời đối phó
với những diễn biến phức tạp của tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn. Tiếp tục
tuyên truyền, quán triệt sâu sắc đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao
động và nhân dân với tinh thần “chống dịch như chống giặc” tránh tư tưởng chủ
quan, lơ là mất cảnh giác; tăng cường sử dụng tài liệu tuyên truyền về
phòng, chống dịch Covid-19 do Bộ Thông tin và Truyền thông cung cấp, đồng
thời nên hướng dẫn đài truyền thanh các huyện, thành phố, trạm truyền
thanh cấp xã, phường, thị trấn tăng cường thời lượng, tăng tần suất thông tin về
phòng chống dịch Covid hàng ngày đến với người dân. Có như vậy thì công tác phòng,
chống dịch ở Cà Mau mới không bị động và đạt hiệu quả tốt nhất.